Kinh nghiệm xây dựng nhà ở


Kinh nghiệm xây dựng nhà ở cho gia chủ từ A-Z (phần 1)
Kinh nghiệm xây dựng nhà ở cho gia chủ từ A Z (phần 1)
Tư xưa đến nay xây nhà luôn là một trong ba chuyện lớn của đời người, Xây dựng một công trình nhà ở đối với người có chuyên môn đã khó, người không có chuyên môn lại càng gặp khó khăn gấp bội. Ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn kinh nghiệm để xây dựng một công trình nhà ở ưng ý.
Tóm tắt các bước thực hiện
Bước 1: Xem tuổi và hướng nhà theo Phong thuỷ
Bước 2: Tính toán việc đầu tư
Bước 3: Tham khảo và bạn bạc kỹ trước khi xây nhà
Bước 4: Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
Bước 5: Chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng
Bước 6: Các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công
Bước 7: Giám sát công trình
Bước 8: Hoàn thiện nhà
Bước 9: Xây dựng phần thân nhà
Bước 10: Giai đoạn hoàn thiện
Bước 11: Lắp đặt nội thất
1.Xem tuổi và hướng nhà theo Phong thuỷ
“Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với mức độ mạnh yếu khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời – Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. Với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu.”
Trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người. Mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình. Và mỗi năm đều có một sao quản vận. Sao quản vận chiếu mạng (theo Tam nguyên cửu vận) thì con người mang trường sinh mạng của sao đó. Theo hình đồ 9 sao phối 8 cung hướng của Bát quái (trùng với từ trường Nam Bắc của Trời – Đất và chia ra 8 hướng chính). Mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. Hệ sóng từ quy nạp vào 9 sao cũng tồn tại, luôn luân chuyển, thay đổi vị trí theo một quỹ đạo nhất định. Chín ngôi sao đó được mang tính chất khí với thuộc tính ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ (theo Tử vi. Mỗi người còn được đặt vào một cung hướng nhất định của Bát quái đồ gọi cung mạng: Có mạng Càn, mảng Khảm, mạng Cấn, mạng Chấn, mạng Tốn, mạng Ly, mạng Khôn, mạng Đoài. Tính từ năm sinh ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người nằm trong cung hướng nào.
2. Tính toán việc đầu tư
Hãy xác định và tính toán việc đầu tư một cách hợp lý để có một cái nhìn tổng thể về chi phí, những việc phải thực hiện cũng như thời gian và công sức của bạn. Một căn nhà đẹp phải đầu tư cả tiền bạc lẫn công sức. Bạn lên kế hoạch tính toán chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả sẽ gần với ý tưởng của bạn bấy nhiêu. Bạn hãy tính toán trước để có cái nhìn tổng thể, cân nhắc từ vấn đề tài chính ( nên đầu tư vào ngôi nhà của mình bao nhiêu), ý tưởng, các vật liệu đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây dựng. khi có kết quả của công việc sẽ làm bạn hài lòng hơn.

3. Tham khảo và bạn bạc kỹ trước khi xây nhà
Bạn có thể tham khảo nhà của hàng xóm, người thân, bạn bè và các sách báo chuyên nghành để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội thất…Việc tham khảo này cũng dễ dàng giúp bạn hình dung ra ngôi nhà lý tưởng của mình cùng nội thất của nó. Lưu ý đừng quá tham lam khi muốn gom tất cả những cái đẹp ở các ngôi nhà khác vào ngôi nhà của bạn, bởi có thể nó sẽ làm cho ngôi nhà bạn trở nên vụn vặt và rối mắt. Hãy trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc sư. Họ sẽ cho bạn những gợi ý hoặc lời khuyên và bạn có thể cần đến chúng để hoàn thiện ý tưởng về ngôi nhà của mình.
Nếu bạn xây nhà cho riêng mình thì không vấn đề gì, nhưng nếu có thêm các thành viên khác, nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hoà các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. Đối với không gian riêng của cá nhân, tốt nhất hãy để tự mỗi người có ý kiến về việc sắp xếp và thiết kế không gian đó.

Bước 4: Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện: khu đất phải được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), và được cấp phép xây dựng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Việc xin cấp giấy phép xây dựng cần phải có một bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của một đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình. Bước này có thể thực hiện song song với Bước 3.
Đối với nhà xây trên 3 tầng và diện tích xây dựng trên 300m2, nên tổ chức khảo sát địa chất công trình trước khi thi công với mục đích là thu thập tài liệu về các lớp đất, các đặc trưng kết cấu để làm cơ sở tính toán cấu tạo móng cho phù hợp và lựa chọn các biện pháp thi công. Việc khảo sát địa chất công trình được thực hiện thông qua quy trình khoan thăm dò. Đơn vị chuyên môn sẽ sử dụng máy khoan thăm dò khoan sâu vào lòng đất, khoảng từ 18-30m, một số nơi gần sông thì nền đất rất yếu nên có thể khoan sâu đến 60m hoặc sâu hơn, sau đó tiến hành các thủ tục cần thiết như tạo mẫu thử, nén thử… rồi lập ra một bộ hồ sơ khảo sát nền đất hiện trạng. Bộ hồ sơ này là cơ sở quan trọng để các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng tính toán chính xác cho móng và hệ khung kết cấu của căn nhà.

Bước 5: Chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng

Không có một nhà tư vấn thiết kế xây dựng, khách hàng thực tế vẫn có thể xây được nhà. Ngay cả việc chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng ở bước 2 cũng có thể thuê một đơn vị tư vấn để lập. Tuy nhiên, chi phí cho thiết kế rất nhỏ so với chi phí để đầu tư cho công trình. Để tránh những điều không vừa lòng và không thoải mái khi đi vào sử dụng, khách hàng nên thuê tư vất thiết kế, vai trò của một nhà tư vấn đối với một công trình (nhà tư vấn thiết kế tốt có nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt kinh nghiệm thực tế công trường) đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích:
Trước tiên, bạn sẽ có một mặt bằng cơ cấu toàn bộ nhà được tổ chức chặt chẽ và mạch lạc, phù hợp với công năng và yêu cầu sử dụng của tất cả các thành viên trong gia đình. Mặt bằng đó sẽ tận dụng được tối đa diện tích để ở, sinh hoạt, giao thông đi lại, có các giếng trời, khoảng thông tầng để lấy ánh sáng và thông thoáng được bố trí hợp lý. Mặt bằng đó sẽ tạo ra các không gian sống rộng rãi, vuông vắn, biến các khoảng lồi lõm, xấu xí của tường, cột thành các khoảng âm tường để tủ quần áo, tủ đồ, tủ trang trí một cách hợp lý… Mặt bằng đó được đan xen vào những khoảng xanh của cây cảnh, làm mềm mại hơn các đường nét kiến trúc khô khan…
Bạn còn được một ngôi nhà có kiến trúc đẹp, độc đáo, phù hợp với sở thích và yêu cầu cá nhân, phù hợp với cảnh quan môi trường đô thị xung quanh, phù hợp với những công nghệ về xây dựng và vật liệu xây dựng tiên tiến nhất, khẳng định được phong cách của riêng khách hàng.
Bạn có thể có những điều chỉnh thích hợp, tránh những sai sót, khó chịu khi ngôi nhà đã đưa vào sử dụng, và rất khó để thay đổi những điểm không phù hợp đó mà không ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Khách hàng còn có thể biết và dự toán được về giá thành của toàn bộ căn nhà, từ tổng thể đến từng chi tiết nhỏ, để điều chỉnh các chủng loại vật liệu sao cho phù hợp, tránh việc phát sinh quá nhiều chi phí trong quá trình xây dựng, đảm bảo đúng tiến độ.
Khi có ý định xây nhà, bạn cần lập ra những yêu cầu cơ bản về thiết kế: về mảnh đất và nhu cầu sở thích sử dụng của các thành viên trong gia đình như cần xây nhà mấy tầng, có gara xe hơi hay không, phòng khách diện tích bao nhiêu, có sử dụng phòng ăn chung với không gian bếp hay không và cần bố trí tối thiểu cho bao nhiêu người, cần có mấy phòng ngủ, có làm thêm phòng trẻ em không, các phòng ngủ có WC riêng hay chung… Bảng liệt kê càng chi tiết tỉ mỉ, người thiết kế càng có cơ sở để hình dung ra điều kiện sinh hoạt của khách hàng để từ đó dẫn đến giải pháp thiết kế phù hợp.
Về việc thiết kế nội thất trong căn nhà (bao gồm việc thiết kế trang trí trần, tường, sàn, thiết kế ánh sáng, thiết kế mẫu và kiểu dáng đồ đạc…) nên bắt đầu ngay giai đoạn này, việc thiết kế sớm có thể giúp căn nhà hoàn thiện hơn. Vì nếu sau khi xây dựng xong phần thô căn nhà mới bắt đầu thiết kế nội thất, chuyên gia nội thất cho rằng cần phải phá bỏ mảng tường này, xây thêm mảng tường kia… khi đó chi phí để thay đổi sẽ tốn kém nhiều hơn và kéo dài thời gian thi công.

Xem tiếp phần 2: Kinh nghiệm xây dựng nhà ở cho gia chủ từ A-Z (phần 2)

I/ KINH NGHIỆM XÂY NHÀ Ở
Thiết kế và giám sát nhiều nhà rồi, nhưng trực tiếp làm nhà cho mình mới thấy lắm điều phức tạp. Dưới đây là một số kinh nghiệm tham khảo:
+ Chọn mua vật liệu
Chọn những loại vật liệu tốt, đảm bảo, tất nhiên ko quá túi tiền. Nhiều gia đình quá chú trọng đầu tư vào phần hoàn thiện, nội thất. Chất lượng gạch, đá hồ vữa mới là yếu tố quyết định sự vững chắc, chống thấm nứt, v.v...
Nên chọn mua vật liệu ở những nguồn tin tưởng, có người bảo lãnh, nguồn gốc rõ ràng. Cùng một loại gạch, thép hình dạng gần như nhau nhưng chất lượng có đến 4,5... loại. Gia chủ phải nắm được để mua đúng loại mình cần.
Trong quá trình xây dựng, phải dặn dò đội thi công nếu có mẻ vật liệu nào kém chất lượng thì báo ngay để kịp thời bắt bên cung cấp vật liệu đổi lại cho mình. Đồng thời trách phạt nghiêm khắc.

- Bảo vệ vật liệu: Thuê một người ngủ canh và giám sát 24/24. Tốt nhất là chọn người trong họ mạc, có sức khỏe, nhiệt tình và thật thà. Sắm một TV loại bình dân, một điện thoại di động nồi đồng cối đá cho giám sát. Vật liệu phải che chắn cẩn thận, đặc biệt là tránh mưa dột. Xi măng cần kê cao khỏi nền một khoảng nhất định. Thép thì tiến độ đến đâu đưa về đến đấy. Lấy thép về sớm sẽ làm thép biến chất và cũng khó để canh giữ. Thép cây lấy về cần mua xích sắt loại to để khóa chùm lại, bọn trộm sẽ rất khó bê cả chùm thép, trong khi một vài cây thì chúng "nhảy" rất nhanh.
- Thi công:
Phần nề (xây, đo, giác, cân) thì đội thợ cứng sẽ tự làm được, hồ cháo xây cũng có tỷ lệ rõ ràng, thợ làm được luôn, nhưng phần thép thì nhất thiết phải có người có chuyên môn hướng dẫn. Đội thợ lành nghề có thể nhìn bản vẽ để cắt buộc thép đúng nhưng không thể chính xác tuyệt đối. Trong khi thợ luôn muốn làm đơn giản nhất để lợi công. Những chỗ uốn móc, đai cột đai dầm, cắt ráp thép sẽ làm phiên phiến, thành ra nhất thiết phải có người hướng dẫn và giám sát công đoạn cắt buộc thép trước khi đổ bê tông.
Để rút ngắn thời gian thi công, bên thợ thường tư vấn cho chủ nhà rút bớt những chi tiết phức tạp, cầu kì. Cho nên chủ nhà phải có lập trường để bảo vệ ý tưởng thiết kế. Còn những chỗ mà đội thợ cho rằng bất hợp lý thực sự thì cần gọi người thiết kế đến để bàn bạc, nếu cần sẽ sửa đổi, chứ không để thợ tự tiện chỉnh sửa.
Đội thợ thường nhận thêm nhiều công trình một lúc nếu được, như thế sẽ phân tán thợ ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Cho nên lúc hợp đồng phải ghi chú rõ ràng số lượng thợ luôn đảm bảo, thường là 4,5 người thợ chính + 1,2 thợ phụ trở lên. Nếu không thì cho nghỉ thẳng cánh. Trừ những trường hợp đặc biệt mới cho phép thợ "chống cháy" dùm chỗ khác, còn thì phải luôn đảm bảo số thợ có mặt ở công trình.
- Thanh toán:
Nên thanh toán kịp thời theo từng giai đoạn để động viên tinh thần của thợ. Tất nhiên không trả quá khối lượng công việc làm được. Ví dụ thợ làm được 1/3 công trình, thì mình trả 1/4...
Xong từng phần như móng, cột, mái thì chủ nhà mời đội thợ đi nhậu một bữa, hoặc neo người thì đưa tiền cho chủ thợ để chủ thợ dẫn anh em thợ đi ăn. Nên đưa tiền cho chủ thợ ngay giữa đám thợ để đám thợ biết số tiền mình đưa cho chủ, tránh trường hợp đưa nhiều mà chủ thợ ỉm một phần.
Thỉnh thoảng cần bồi dưỡng riêng cho phụ hồ. Việc này khá quan trọng vì nếu hồ cháo được trộn đều thì chất lượng công trình sẽ tốt, và cuối buổi nếu hồ rơi vãi được thu vét chu đáo thì sẽ tiết kiệm được đáng kể xi măng, cát.
Trong suốt quá trình làm nhà phải luôn tôn trọng và động viên đội thợ, gần gũi và thân thiện đồng thời nghiêm khắc và kỹ tính để thợ làm cẩn thận và đảm bảo đúng thiết kế đã định.

Kinh nghiệm thiết kế nhà ở, xây dựng nhà ở gia đình

Để có một căn nhà thiết kế tốt
Căn nhà là nơi gia đình bạn quây quần sau một ngày làm việc vất vả, là nơi con cái bạn khôn lớn, là nơi chứa đựng biết bao kỷ niệm vui buồn. Những bạn trẻ trước khi lập gia đình luôn mong muốn có 1 căn nhà nhỏ thôi cũng được, nhưng những người đã có con cái thì lai cần một không gian riêng tư cho con và cho riêng 2 vợ chồng.
Tôi muốn chia xẻ với các bạn kinh nghiệm bố trí không gian trong tổ ấm của mình.
Có thể các bạn không cần thuê kiến trúc sư thiết kế (nếu không đủ điều kiện) nhưng quan trọng nhất khi bạn chuẩn bị làm nhà, bạn cần sắp xếp không gian hợp lý sao cho căn nhà của bạn luôn có ánh sáng tự nhiên và có gió vào các phòng – điều này rất quan trọng cho sức khỏe gia đình bạn, ngoài ra bạn còn tiết kiệm được đáng kể tiền điện do chạy máy lạnh, dùng đèn và quạt nữa.
Để có ánh sáng, bạn chỉ cần dành ra một không gian trống không có mái che hoặc che bằng kính, tôn sáng như sân hoặc giếng trời. Bạn cũng tận dụng nơi này để trồng cây, trang trí những chậu hoa xinh xắn, đảm bảo Ông/Bà xã của các bạn sẽ mê ngay không gian nàySmug in Kinh nghiệm thiết kế nhà ở, xây dựng nhà ở gia đình
Tốt nhất là căn phòng nào cũng nên có ánh sáng tự nhiên, còn không thì theo tôi quan trọng nhất là phòng khách, bếp và phòng ngủ của trẻ, còn phòng ngủ của bố mẹ thì chỉ cần chiếu sáng gián tiếp là được (tức là lấy ánh sáng tự nhiên thông qua hành lang, phòng đệm)- chẳng biết các bạn thế nào chứ với tôi, tối tối một chút càng dễ “hành động” hihiTongue in Kinh nghiệm thiết kế nhà ở, xây dựng nhà ở gia đình
Muốn có gió vào nhà để không khí trong nhà không bị tù túng cũng không khó, Don 27t 20tell 20anymore in Kinh nghiệm thiết kế nhà ở, xây dựng nhà ở gia đình bật mí bí kíp nhà nghề đấy nhé. Bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản là ” MUỐN CÓ GIÓ VÀO NHÀ THÌ PHẢI CÓ CHỖ ĐỄ GIÓ THOÁT RA” Đây là bài toán về đối lưu không khí tôi được học ở trường đại học. Gió luôn đi từ trước ra sau nhà, hoặc từ sau ra trước, hoặc từ dưới lên trên.
Ví dụ:
-Phía trước nhà là đường, lối vào chính, ở đó đầy gió. Bạn có thể mở rộng cửa mời nó vào, cùng lúc bạn cần xếp đặt không gian sao cho gió có thể thoát ra phía sau nhà bạn (Có thể là sân sau-kết hợp phơi quần áo-cũng có thể chỉ là một khe sân rất nhỏ để bạn mở được cửa cho gió có lối thoát- tôi đã từng làm khe này chỉ có kích thước 60X120cm cũng đã thấy ép phê)
-Nếu nhà bạn có chiều sâu, bạn hoàn toàn có thể làm giếng trời ở giữa, phía trên có lợp kính và có cửa mái-khi đó thì gió tha hồ tung tẩy từ phòng này sang phòng khác trong nhà của bạn mà bạn có biết câu:”Trăm nàng hầu không bằng đầu ngọn gió” không? Thích nhéSmiling in Kinh nghiệm thiết kế nhà ở, xây dựng nhà ở gia đình
(Trong khi ở Sài gòn nhà người ta một tháng đóng cả triệu đồng tiền điện thì nhà tôi 5 người mỗi tháng hết có hơn trăm ngàn tiền điện – là do lúc nào nhà tôi cũng có nắng và gió đấy.Tongue in Kinh nghiệm thiết kế nhà ở, xây dựng nhà ở gia đình )
Tuy nhiên, một căn nhà đẹp còn phụ thuộc vào tài trang trí nội thất của các bạn, sự gọn gàng cần thiết và đặc biệt là bạn phải chọn được người thợ xây cẩn thận, có uy tín và kinh nghiệm kẻo không thì đến mùa mưa, bạn sẽ phải lo bưng chậu đi hứng nước đấy.
Đây chỉ là những ý chung nhất và đối với một người trong nghề như tôi là rất quan trọng, xin chia sẻ với các bạn. ( Bài đăng trên diễn đàn webtretho của Thành Viên OC Huong)
Kinh nghiệm thiết kế nhà ở
Ứng dụng thuật Phong thuỷ là một kỹ năng có tính khoa học, có logic chặt chẽ theo quy luật nhất định mà tiền nhân không ngừng đúc rút tổng kết trở thành một lý thuyết, nó như thể một đạo luật của vũ trụ mà ai biết tuân thủ nó sẽ đem lại lợi lạc hanh thông. Để hoá giải sự sống của từng con người đối với từng trường hợp với môi trường chung quanh, chẳng hạn như ngôi nhà ta ở, từ hường nhà, cửa ra vào, đường đi lối lại, bếp núc, nơi ngủ, gian thờ, bể ngầm chứa nước sạch, bể xí tự hoại v.v … bố trí ở các vị trí khác nhau, hướng khác nhau trong một ngôi nhà thì mô hình năng lượng cũng có khác nhau rất nhiều. Hơn nữa mỗi người có riêng mình một ngày tháng năm sinh nên cung mạng hợp với các nhóm cung hướng cũng khác nhau. Tất cả gộp lại trong một không gian sống quả là rối như một mớ canh hẹ. Nhà Phong thuỷ có nhiệm vụ gỡ rối, sắp xếp lại cho hợp với hướng trường cung mạng. Sắp xếp lại đường cấp nước sạch vào, đường thoát nước thải ra, lối giao thông trong ngôi nhà. Xoay bếp, chỉnh hướng ngủ hợp với từng thành viên trong gia đình. Sắp xếp vị trí đặt bàn thờ, hướng thờ, chỗ làm việc, góc học tập, nơi tiếp khách, v.v … nhằm đem lại tất cả điều tốt lành cho chủ nhân và các thành viên sống trong một gia đình ở cùng một không gian ngôi nhà.
Phong thuỷ có câu “nhất vị, nhị hướng“, tức là vị trí, cách xếp đặt quan trọng hơn cả, nếu gặp hướng không tốt thì có thể xoay trở vị trí để khắc phục. Mặt khác, hướng nhà phải được hiểu một cách toàn diện và duy vật, chứ không phải chỉ một chuyện hướng hợp tuổi như nhiều người lầm tưởng.
Trong môi trường thiên nhiên, các hướng vốn không đổi. Sở dĩ có lẫn lộn về hướng tốt xấu là vì có nhiều quan điểm khác nhau và thiếu giải thích rõ ràng. Thực ra, bốn phương tám hướng mà chúng ta biết đều có các đặc tính riêng tuỳ theo cách xem xét. Có bốn tiêu chí sau để đánh giá tốt xấu về hướng khi làm nhà:
1. Tốt xấu theo hướng khí hậu : ví dụ như hướng nam và lân cận nam (đông nam và tây nam) là những hướng tốt đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, bởi đón được gió mát và nguồn ánh sáng ổn định, không khí ấm áp. Trong khi đó, các hướng tây, tây bắc thì gặp nắng gắt vào buổi chiều; hướng đông thì chói vào buổi sáng và chịu thêm gió lạnh từ hướng đông bắc. Hướng bắc nằm giữa hai hướng tây bắc (nắng chiều) và đông bắc (gió lạnh) nên cũng không tốt lắm. Bởi thế, “làm nhà hướng nam” là một trong những kinh nghiệm xây dựng dân gian để đón được gió mát, tránh được gió lạnh.
2. Tốt xấu theo hướng mệnh trạch : có thể tham khảo các sách về Dịch học và văn hoá truyền thống phương Đông để dễ dàng tìm ta cung mệnh của mỗi người tương ứng với các phương hướng cát hung. Dịch học phương Đông quy định có 8 mệnh cung tương ứng với 8 hướng trong tự nhiên theo 8 quẻ của bát quái, phân thành hai nhóm là nhóm đông tứ mệnh và tây tứ mệnh. Nguyên tắc chung là người theo nhóm đông tứ mệnh thì ở nhà đông tứ trạch, người theo nhóm tây tứ mệnh ở nhà tây tứ trạch. Khi đi sâu vào từng hướng cụ thể, sẽ có thêm các phân tích ngũ hành sinh khắc để xác định hướng hợp và không hợp.
3. Tốt xấu theo hướng phương vị : là hướng của một vùng, một vật (hay người) ta xét so với một điểm gốc nào đó. Ví dụ nói “trước mặt thoáng đãng, sau lưng có chỗ dựa, tả long hữu hổ“ là ý nói đến hướng xung quanh của một chủ thể ta xét. Khi chủ thể di chuyển, thay đổi, quay về đâu thì trước sau phải trái thay đổi theo. Cùng một dãy nhà (tức là nhìn ra cùng một hướng) và cùng buôn bán giống nhau, nhưng có nhà thuận lợi có nhà khó khăn là vì mỗi nhà bên trong và bên ngoài, trước sau phải trái có phương vị khác nhau.
4. Tốt xấu theo hướng giao tiếp : ngoài việc ứng phó với môi trường thiên nhiên, con người cũng phải ứng xử với môi trường xã hội. Vì thế, nhà cần quay mặt (hoặc cửa, lối vào một không gian nào đó) ra những vị trí thuận lợi cho việc giao tiếp. Cha ông ta dạy nhất cận thị – nhị cận giang – tam cận lộ là nói lên những lợi điểm khi mua đất cất nhà, từ xưa đến nay vẫn không khác nhau bao nhiêu khi xét giá trị một bất động sản.
Như vậy, khi xem xét một ngôi nhà có hợp hướng hay không, ta phải xem xét trên cơ sở phân tích và tổng hợp cả bốn loại hướng, chứ không đơn giản là “nghe thầy nói hợp hướng đông bắc“ thì cố tìm bằng được nhà hướng đông bắc, xem nhẹ các yếu tố khí hậu, giao tiếp và phương vị. Cần phân tích trước tiên xem bốn loại hướng trên tốt xấu bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu xây dựng hay không.
Phân tích và tổng hợp để chọn hướng cho nhà
Phân tích theo hướng mệnh trạch, mỗi người đều có đến 4 hướng cát và 4 hướng hung nên dễ dàng linh hoạt điều chỉnh để hướng mệnh trạch phối hợp tốt với hướng giao tiếp và hướng khí hậu. Thậm chí gia chủ (thường là người cha, người chồng) gặp hướng không hợp tuổi, nhưng các thành viên khác trong gia đình lại hợp thì ngôi nhà vẫn tốt cho đa số, chỉ cần thay đổi vị trí, phương hướng tại không gian của riêng gia chủ.
Phân tích theo hướng phương vị, nếu hoàn cảnh chung quanh trước sau không thuận tiện thì có thể xoay hướng nhìn (chỉnh cửa, đổi vị trí chức năng phòng, đảo bếp…) sao cho phương vị thuận tiện hơn mà vẫn tuân thủ các hướng kia. Cần lưu ý nguyên tắc đa cát thắng thiểu hung để chọn giải pháp nào đạt nhiều điều tốt hơn chứ không nhất thiết phải đạt tốt tối đa!
Hướng khí hậu vốn không thay đổi, nên khi chọn nhà hợp mệnh mà gặp hướng nắng gắt (tây) thì vẫn có thể dùng kết cấu, hình khối lồi thụt để bao che, ngăn bớt bức xạ, mở cửa đón gió ở các hướng tốt hơn. Thậm chí nhà phố hướng tây chưa chắc đã nóng vì mặt tiếp xúc hướng tây chỉ khoảng 4 đến 6m có thể dùng lam, trồng cây che chắn. Trong khi đó, mặt bên hông dài được hướng nam nếu khéo mở giếng trời hoặc cửa sổ trên cao thì vẫn lấy gió rất mát.
Phân tích theo hướng giao tiếp, khi một nhà nhìn ra hướng tốt so với tuổi gia chủ nhưng vị trí trong hẻm quá nhỏ, hoặc nằm bên đường xa lộ cao tốc khó rẽ vào được thì hướng giao tiếp của nhà đó cũng xấu đi. Hoặc có nhà ở bên cạnh xưởng máy ồn ào thì dù dễ đi ra đi vào, nhưng giao tiếp vẫn không thoải mái.
Tổng hợp các yếu tố về bản thân con người và môi trường người đó cư ngụ, ta sẽ có được giải pháp chọn lựa hướng nhà sao cho phù hợp nhất.
Bốn loại hướng nêu trên phải được quan tâm và xử lý cụ thể từ xa đến gần chứ không đơn giản chỉ là hướng hợp tuổi (mệnh trạch). Rõ ràng vai trò của người làm quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị rất quan trọng trong việc bảo đảm môi trường sống thuận tiện, an lành cho khu dân cư. Khi đi vào từng ngôi nhà cụ thể, người kiến trúc sư sẽ quyết định cách xử lý về khí hậu, giao tiếp và phương vị (tức chiếm 3/4 loại hướng nêu trên) thông qua bố trí mặt bằng, phân khu chức năng, mở cửa, xử lý nội ngoại thất… mà chắc chắn không “thầy” địa lý nào có thể làm thay được. Cứ cho là kiến trúc sư chưa rành về Dịch học hoặc không thích bấm tay xem tuổi giáp ất càn khôn thì anh ta vẫn có thể dùng bảng tính tuổi mà gia chủ cung cấp (đi xem thầy, coi sách…) như một cơ sở thông tin góp phần xử lý hoàn thiện phương án thiết kế.

Cách chọn vật liệu xây dựng

Nếu bạn chuẩn bị xây một công trình nào đó thì dù bạn chọn phương án khoán công hay khoán trắng, bạn vẫn nên tìm hiều kỹ về vật liệu xây dựng để có một công trình đẹp, an toàn và tiết kiệm.
Vật liệu xây dựng quan trọng nhất là cát, gạch, thép, đá, nước và xi măng. Chúng tôi sẽ liệt kê một số điểm quan trọng để giúp bạn có được những tiêu chuẩn chung và có thể chọn từ những cái có sẵn.

1. Cát


Cách phân biệt cát chất lượng:

• Cát chất lượng có thể được xác định sơ bộ bằng cách lấy một vốc cát rồi nắm tay lại. Chất bẩn (như bùn) sẽ dính lại vào lòng bàn tay bạn. Trong cát có đất sét, sạn hay các chất bẩn khác có thể sẽ làm ảnh hưởng đến công trình. Chúng cần được sàng lọc ra khỏi cát trước khi sử dụng.

• Một phương pháp kiểm tra khoa học hơn cách trên là đổ cát vào nửa bình thủy tinh, thêm một ít nước vào rồi quấy lên. Cát sẽ lắng xuống đáy, các chất bẩn sẽ xuất hiện rõ. Có một nguyên tắc là nếu hàm lượng bùn hoặc bụi bẩn vượt quá 3% tổng trọng lượng cát thì cát đó cần được làm sạch trước khi sử dụng. Tóm lại, cát chất lượng là cát không thể chứa đất sét, chất bẩn, mica hay vỏ sò….

• Không nên sử dụng cát nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn trong bê tông và xây thô.

2. Xi măng


Xi măng là một chất gắn kết các thành phần cát, đá và nước lại với nhau để hình thành đá nhân tạo. Xi măng là thành phần quan trọng nhất trong công tác xây, tô và đổ bê tông. Chọn xi măng thích hợp sẽ đảm bảo sự vững chắc cho công trình xây dựng. Nên lựa chọn nhãn hiệu xi măng uy tín, có danh tiếng và được sự tin tưởng của nhà thầu cũng như kiến trúc sư

Cách chọn mua xi măng
Có thể bạn phải tốn thêm chi phí rất lớn sau này để sữa chữa nếu như tiết kiệm một vài nghìn đồng khi mua xi măng kém chất lượng. Hãy nhớ rằng một khi đã sử dụng xi măng để xây rồi bạn không thể thay thế hoặc cải thiện nó như với mái ngói hoặc với một số các thứ khác. Nếu nó kém chất lượng, bạn phải đập bỏ để làm lại. Chi phí mua xi măng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị của công trình. Thông thường, xi măng chiếm khoảng 7% - 9% tổng giá trị công trình. Vì vậy, khi lựa chọn xi măng, bạn hãy chắc chắn mình đã quyết định đúng.
3. Đá

Cốt liệu thô thường là những viên đá nhỏ tăng thêm sức chịu lực cho bê tông. Đá sử dụng cho bê tông thông dụng hiện nay là đá 1x2 (kích thước hạt lớn nhất 20mm – 25mm). Cốt liệu đá phải sạch tạp chất khi đưa vào trộn bê tông.

Trong khi lựa chọn đá, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

• Đá thông dụng có dạng hình khối, không có nhiều tạp chất và ít thành phần hạt dẹt.

• Cần loại bỏ ngay lập tức các tạp chất bằng cách sàng và rửa.

4. Nước

Nếu bạn sử dụng nước máy từ hệ thống cấp nước thì không cần phải lo. Trường hợp bạn dùng nước giếng hay nguồn khác thì nước cần phải sạch, không có chất bẩn. Tuyệt đối không dùng nước biển, nước phèn, nước ao hồ, nước lợ, nước có váng dầu, mỡ để xây nhà.

Lượng nước phù hợp với tỉ lệ xi măng sẽ giúp công trình vững chắc.

5. Bê tông và vữa
Bê tông là loại vật liệu đá nhân tạo được hình thành bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc hỗn hợp tỉ lệ hợp lý của các thành phần gồm xi măng, nước, cát, đá và phụ gia nếu có.

Trong đó:

• Đá và cát (cốt liệu) đóng vai trò là bộ khung chịu lực

• Chất kết dính và nước (hồ) bao bọc xung quanh hạt cốt liệu đóng vai trò là chất bôi trơn và đồng thời lấp đầy các khoảng trống giữa các hạt cốt liệu.

• Vữa là hỗn hợp gồm cát, xi măng và nước theo một tỉ lệ nhất định.

Công tác bảo dưỡng: Chất lượng bê tông và vữa sẽ giảm (cường độ không đạt thiết kế) nếu không có chế độ bảo dưỡng hợp lý và đúng cách

• Đối với vữa xây tô: nên bảo dưỡng ẩm liên tục từ 7 ngày đến 10 ngày

• Đối với bê tông: nên bảo dưỡng liên tục từ 10 - 14 ngày

Ghi chú:

• Nên sử dụng bê tông mác ≥ 250 (tỷ lệ 2:3:5 – 1 bao xi măng + 3 thùng cát + 5 thùng đá) đối với các cấu kiện : cọc bê tông cốt thép, móng, đà kiềng, công trình ngầm, cột, sàn sân thượng. Vì các chi tiết này chịu tác động trực tiếp với môi trường nhiều. Sử dụng mác bê tông ≥ 200 (tỷ lệ 1:2:3 – 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng đá) đối với các chi tiết còn lại. Thông số kỹ thuật được ghi rõ ở mặt sau của bao xi măng

• Vữa xây sử dụng tỉ lệ 1 bao xi măng : 8 thùng cát (tỷ lệ 1:4) cát sử dụng có độ lớn ≥ 2 ( sử dụng cát bê tông càng tốt)

• Vữa tô tỉ lệ 1 bao xi măng: 10 thùng cát (tỷ lệ 1:5), nếu sử dụng cát quá nhỏ nên dùng tỉ lệ 1: 4 hoặc 1 : 4,5

Lưu ý: Trong thực tế các cấp phối sử dụng thùng sơn 18 lít

6. Gạch và cách chọn gạch


Gạch có thể kiểm tra được thông qua quan sát. Thường thì gạch tốt cần phải có hình dạng chuẩn với những góc cạnh sắc. Màu sắc tương đồng nhau cũng bảo đảm chất lượng tốt. Và sau đây là các cách kiểm tra gạch chất lượng:

• Khi làm vỡ một viên gạch, nó sẽ không vỡ vụn ra thành nhiều mảnh nhỏ.

• Đập 2 viên gạch vào nhau, gạch chất lượng sẽ phát ra âm thanh dứt khoát.

• Thử làm rơi một viên gạch ở độ cao khoảng 1 mét, gạch tốt sẽ không bị vỡ.

• Ngâm viên gạch vào trong nước khoảng 24 giờ, sau đó kiểm tra trọng lượng của nó. Nếu trọng lượng nặng thêm hơn 15%, bạn không nên sử dụng loại gạch này. Ví dụ, một viên gạch nặng 2kg không được nặng quá 2,3kg sau khi bị ngâm trong nước 24 giờ.

7. Thép

Bê tông có sức chịu lực nén tốt nhưng chịu lực kéo và lực uốn kém. Để khắc phục điều này, thanh thép cần phải được đặt trong bê tông để có thêm sức chịu lực cần thiết. Do đó mới xuất hiện thuật ngữ bê tông cốt thép.Hãy lựa chọn thép từ những thương hiệu uy tín trên thị trường. Bạn nên tham khảo kích cỡ và chủng loại thép từ KTS của bạn.

8. Cốp pha

Cốp pha được sử dụng để làm khuôn đổ bê tông. Cốt pha phải đúng kích thước thiết kế mới đảm bảo được khả năng chịu lực của bê tông. Thực tế đây là việc của nhà thầu. Bạn có thể lưu ý với giám sát của bạn vần đề này khi tiến hành xây dựng.

9. Thiết bị điện, nước

Các thiết bị này sẽ được lắp đặt bên trong công trình vì thế bạn nên chọn những sản phẩm có xuất xứ và chất lượng uy tín đồng thời có thiết kế phù hợp với ngôi nhà.

Những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng tầng hầm nhà cao tầng ở Việt Nam - 21/05/2013

Trong thời gian gần đây, đã để xảy ra những sự cố nhỏ khi sử dụng tường vây cọc ván thép, xây dựng công trình có 1 đến 2 tầng hầm không hợp lý và đặt biệt là tại TPHCM, sự cố khi xây dựng 5 tầng hầm trong công trình Pacific là rất nghiêm trọng do chất lượng tường trong đất ( Diaphragm Wall) thi công không đạt yêu cầu kỷ thuật
Trong bài báo này, chúng tôi muốn trình bày một số bài học kinh nghiệm về thiết kế vài thi công tường cừ bảo vệ hố đào sâu khi sử dụng cọc ván thép và tường trong đất để xây dựng các tấng hầm nền đất yếu tại các đô thị Việt nam để bạn đoc tham khảo .
I. NHỮNG BẢI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CỌC VÁN THÉP
Chúng tôi chỉ nêu một số công trình đáng chú ý như sau:
1. Nhà văn phòng ở Quận Hai Bà Trưng –Hà Nội
Công trình ( Xây Chen ) có diện tích mặt bằng 7,15m* 22,90m,cao 8 tầng, có 1 tầng hầm, mặt tiền ở mặt phố, xây ngay sát ngôi nhà cũ 4 tầng, có kết cấu khung, móng băng với cốt đáy móng khoảng -1,2m.
Để làm móng cọc ép và tầng hầm cho ngôi nhà mới, người ta đã dùng cọc ván thép U200 dài 6m ép thành tường cừ xung quanh chu vi móng và tầng hầm.
Trong khi ép cọc chỉ cách tường nhà cũ 0,5m, đã thấy có tác động ảnh hưởng đến móng và độ ổn định của công trình cũ liền kề. Sau khi thi công xong tường vây hố móng, người ta đào hố, hút nước để thi công đài cọc và tầng hầm.
Theo số liệu quan trắc lún từ 22/10/2007 đến ngày 28/02/2008 thì độ lún của nhà cũ về phía hố đào ( để xây tầng hầm của nhà mới ) đạt tới 5cm làm cho ngôi nhà lún nghiêng, tách hẳn khỏi nhà liền kề có sẵn ở trên mái 15cm. Do đó công trình mới chưa làm xong móng và tầng hầm, đã phải ngừng thi công cho đến nay để tìm giải pháp xử lí.
Nguyên nhân của sự cố này là do thi công ép cọc ván thép làm tường cừ đã chấn động đến nền và móng cũ, mặt khác khi bơm hút nước trong hố đào đã làm cho nền đất của móng cũ lún thêm. Độ lún của nhà không đều làm cho nó nghiêng về phía hố đào của công trình đang xây dựng tầng hầm .
2. Nhà văn phòng trên đường Hà Nội – Hà Đông
Đây là ngôi nhà theo thiết kế là 15 tầng, có 2 tầng hầm. Để bảo vệ thành hố đào sâu khoảng 10m, người ta làm tường cừ bằng cọc lắc xen sâu khoảng 16m với hệ thanh chống bằng thép hình để ổn định thành hố đào
Trong quá trình thi công ép cọc lắc xen và bơm hút nước trong hố móng đã làm cho nền đất dưới móng nông của một số nhà ở 4 tầng gần đó bị lún không đều và gây nứt tường nhà, phải ngừng thi công để xử lí.
Nguyên nhân có thể là chân của tường cừ chưa đặt được vào tầng đất sét dẻo cứng cách nước mà đặt vào tầng cát pha chứa nước, bảo hòa nước. Trong khi đó, thì mực nước dưới đất ngoài hố móng chỉ cách mặt đất khoảng 1m. Như vậy khi bơm hút nước trong hố móng, đã hạ mức nước chênh lệnh gần một chục mét làm cho áp lực nước lỗ rỗng trong đất thay đổi và làm cho nền đất dưới móng bị lún. Ở đây cần nói thêm rằng, tường vây bằng cọc lắc xen cũ không kín nước. Như vậy nước ở trong và ngoài hố đào thông với nhau qua chân tường vây và thấm qua bản thân tường vây .
Như vậy, tuy chưa có sự cố lớn, nhưng cũng là bài học kinh nghiệm khi sử dụng cọc lắc xen và bơm hạ mực nước dưới đất.
3. Thi công hầm đường bộ qua nút giao thông Ngã tư Sở - Hà Nội
Ở đây có vấn đề rút cọc lắc xen , để thi công hầm, người ta phải dùng tường cừ bằng cọc lắc xen để bảo vệ tạm thời thành hố đào. Nhưng do thi công sát nhà dân, nên khi rút cọc lắc xen có nguy cơ làm cho nhà dân bị nứt, do đó đành phải để lại không rút lên nữa. Như vậy là có thêm một bài học kinh nghiệm nữa để dự báo khi thiết kế, nên sử dụng cọc lắc xen như thế nào cho hiệu quả và an toàn
4. Thi công tầng hầm Cao Ốc Residence ( Tp Hồ Chí Minh )
Công trình có 1 tầng hầm, 1 tầng trệt và 11 lầu . Theo thông tin từ bài báo của tác giả Trần Văn Xuân ( ĐH Bách Khoa Tp HCM ), thì khi đào ở độ -8m dưới đáy hố móng, phát hiện nước ngầm phun lên rất mạnh cuốn theo cát hạt nhỏ. Hậu quả là ngày 31/10/2007 hè đường Nguyễn Siêu có hố sụt rộng 4*4m và sâu khoảng 3-4m và chung cư Casaco ( Đường Thi Sách , Q1) bị lún nghiêm trọng .
Nguyên nhân cũng có thể là dùng cọc lắc xen làm tường vây không ngăn được nước, nên khi hút nước để thi công tầng hầm, thì cột nước chênh áp ngoài thành hố đào tạo nên áp lực lớn đẩy nước luồn qua chân tường vây đẩy trồi đáy móng lên. Nước dưới đất được thoát ra như bình thông nhau, cuốn theo đất cát làm sụt lún nền các công trình xung quanh gần đó ( trong phạm vi “phểu” hạ thấp mực nước )
Trước tình trạng đó, người ta đã phải khẩn cấp lấp ngay các hố đào sâu và hố sụt tạo cân bằng áp lực để tránh tình trạng sụt lún tiếp. Đồng thời lắp đặt các trạm quan trắc dịch chuyển, lún và động thái nước dưới đất để tránh các rủi ro có thể xảy ra
5. Cao ốc văn phòng Bến Thành TSC – 186 Lê Thánh Tôn, TPHCM:
Công trình này có diện tích mặt bằng 10*40m và 2 tầng hầm .Tháng 11/2007, trong khi đào hố móng sâu, thì nước ngầm ở đáy hố phun lên rất mạnh, làm phồng trồi đáy hố làm xê dịch tường cừ bằng cọc lắc xen khoảng 8cm. Đất nền bị sụt lún làm nứt đường hẻm lân cận và nghiêng tường ngăn. Do đó buộc phải ngừng thi công và dùng biện pháp khoan giếng bơm hạ nước ngầm.
Như vậy ở đây lại xảy ra trường hợp dùng tường cừ bằng cọc ván thép không hơp lí. Chân tường cừ đang đặt ở lớp cát pha bảo hòa nước nên khi có chênh áp lực bơm hút nước trong hố đào thì nước phun mạnh từ đáy hố lên kéo theo đất cát và gây sụt lún
Tóm lại , cả 5 trường hợp sự cố trên đều do việc thiết kế và thi công tường cừ bằng cọc lắc xen không tốt tạo ra tình trạng chênh áp lực nước lớn giữa trong va ngoài hố đào sâu , nước phun mạnh từ đáy hố lên làm hỏng hố đào, đồng thới nước cuốn theo đất cát làm hỏng nền của các công trình lân cận và gây ra sự cố lún sụt nghiêm trọng.
II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ “ TƯỜNG TRONG ĐẤT”
Cụm từ “tường trong đất” có lẽ cũng cần giải thích thêm, vì nó còn mới đối với nhiều người. Tường trong đất có tiếng Pháp là PAROI MOULÉE DANS LE SOL, tiếng Anh là DIAPHRAGM WALL , tiếng Nga là CTEHABRPYHTE. Có người còn gọi là tường Barét, cũng được nhưng không đúng thông lệ quốc tế và không đúng lắm. Thực ra thì tường trong đất cấu tạo bởi những Barét nối với nhau thành bức tường bằng bêtông cốt thép ở trong đất . Để chống thấm, giữa các Barét phải có giooăng chống thấm.
Dùng giải pháp tường trong đất để xây dựng tầng hầm cho nhà cao tầng là hợp lý. Khi xây dựng công trình có 2, 3 tầng hầm trở lên, trên nền đất yếu, trong các đô thị, thì giải pháp tường trong đất là tốt nhất
Công nghệ tường trong đất đã được Công Ty Bachy Soletanche thực hiện cho công trình nhà cao tầng SaiGon Centre ( 3 tầng hầm ) từ năm 1994 đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó là nhà cao tầng Harbour View (2 tầng hầm ), San Woan (2 tầng hầm), Vietcombank Hà Nội ( 2 tầng hầm), Số 7 Láng Hạ ( 2 tầng hầm ) ….Và hiện nay thì nhiều Công ty Việt Nam đang sử dụng công nghệ tường trong đất để xây dựng tầng hầm khá phổ biến .Tuy nhiên có nhiều công trình ít khuyết tật, có thể nghiệm thu được, nhưng cũng không ít các dự án có những sai phạm rất đáng tiếc, cần phải rút kinh nghiệm
Thí dụ, tài liệu khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn thiếu các dữ liệu để thiết kế và có độ tin cậy rất thấp, thiết kế chưa hợp lý và thi công chưa tốt, còn nhiều khuyết tật
Có lẽ trước tiên, chúng tôi xin nêu một bài học đắt giá nhất trong thời gian vừa qua, đó là sự cố công trình tầng hầm PACIFIC tại TP Hồ chí Minh
III. VỀ SỰ CỐ TẦNG HẦM PACIFIC
Có thể nói, từ tháng 10 năm 2007 đến nay, báo chí cũng đã viết nhiều về sự cố công trình này, chúng tôi chỉ xin bổ sung một số ý kiến mong được làm rõ thêm
1. Mô tả sự cố công trình
Công trình cao ốc Pacific có 5 tầng hầm, 1 tầng trệt và 18 tầng lầu. Tường tầng hầm bằng bêtông cốt thép, dày 1m, thi công bằng công nghệ tường trong đất, khi đào đất để thi công tầng hầm thứ 5 thì phát hiện một lỗ thủng lớn ở tường tầng hầm có kích thước 0,2m x 0,7m, dòng nước rất mạnh kéo theo nhiều đất cát chảy từ ngoài vào qua lỗ thủng của tường tầng hầm. Công nhân đã dùng hết cách, nhưng không thể bịt được lỗ thủng. Nước kéo theo đất cát chảy ào ào vào tầng hầm, công nhân phải thoát khỏi tầng hầm để tránh tai nạn có thể xảy ra.
Sự cố công trình này đã làm sụp đổ hoàn toàn công trình Viện nghiên cứu Khoa học xã hội Nam Bộ ngay bên cạnh, tòa nhà Sở Ngoại Vụ cũng bị lún nứt nghiêm trọng, Cao ốc YOCO 12 tầng và các tuyến đường xung quanh công trình Pacific cũng có nguy cơ bị lún nứt.
2. Nguyên nhân sự cố:
Theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu của sự cố này là chất lượng thi công tường tầng hầm không tốt. Lỗ thủng lớn ở tường tầng hầm có thể là do đổ bê tông không đúng quy trình và dùng Bentonite không đúng yêu cầu gây sạt lỡ đất ở hố đào. Đất cát sạt lỡ lẫn với Bentonite chèn vào bêtông làm cho bêtông bị rời xốp tạo nên lỗ thủng. Đất bên ngoài tầng hầm là cát pha bão hoà nước, là loại cát chảy, nên phải dùng loại Bentonite đặc biệt có dung trọng d = 1.15g/cm3 chứ không được dùng loại thông thường cho đất loại sét có d = 1.04g/ cm3
Mặt khác, mực nước dưới đất bên ngoài tầng hầm rất cao (ở cốt – 1.5m), lỗ thủng ở tường tầng hầm nằm ở độ sâu 20m, tức là có cột nước với áp lực lớn chênh nhau đến 18,5 mét. Với một cốt nước, có áp lực 18.5atm như vậy, chứa đầy trong tầng các bồi tích hạt nhỏ và các pha bão hòa nước, thì khi có lỗ thủng ở tầng hầm cho nó thoát, dòng chảy sẽ rất mạnh kéo theo đất cát chảy vào tầng hầm đồng thời làm rỗng xốp, làm xói lỡ và phá hoại đất nền của móng các công trình lân cận, khiến cho các công trình đó bị biến dạng, bị sụt lún, thậm chí bị phá hoại.
Đó là nguyên nhân sự cố công trình, một bài học đắt giá. Còn biện pháp xử lý về mặt quản lý và biện pháp khắc phục về mặt kỹ thuật thì có lẽ cần có ý kiến tập thể của một hội đồng bao gồm các nhà quản lý và các chuyên gia kỹ thuật.
IV. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Từ các bài học kinh nghiệm nói trên, chúng tôi có một số ý kiến như sau:
A. Về mặt kỹ thuật:
1. Phải nâng cao chất lượng công tác khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn để đảm bảo có đầy đủ số liệu tin cậy về cấu tạo địa tầng, các chỉ tiêu cơ lý, động thái và tính chất hóa học của nước dưới đất cho việc xử lý nền móng và thiết kế cũng như thi công các phần ngầm trong công trình xây dựng.
2. Nếu dùng cọc ván thép hoặc cọc lắc xen để làm tường cừ chống giữ thành hố đào sâu thì phải chú ý:
- Chỉ nên dùng cọc lắc xen cho hố đào có chiều sâu nhỏ hơn 10m, ví dụ cho 1 đến 2 tầng hầm
- Phải cắm được chân của tường vây vào tầng đất loại sét (sét hoặc sét pha) tốt (dẻo cứng, nửa cứng) để đảm bảo không cho nước dưới đất xâm nhập vào tầng hầm
- Nên dùng cọc lắc xen tốt, không bị cong vênh để tránh nước thấm vào hố đào qua tường vây. Cần cân nhắc xem khi nào thì dùng cọc ván thép làm tường cừ tạm thời hay vĩnh viễn để tránh trường hợp khi rút tường cừ lên sẽ làm lún nứt các công trình xung quanh
3. Nếu dùng tường trong đất làm tường tầng hầm thì cần chú ý những điều sau đây:
- Tường trong đất dùng cho công trình có hố đào sâu trên 10m là cần thiết và hiệu quả (ví dụ như nhà cao tầng có từ 2 tầng hầm trờ lên).
- Chân tường trong đất phải đặt vào tầng đất loại sét (sét, sét pha) tốt, có trạng thái dẻo cứng, nửa cứng và cứng để đảm bảo ổn định cho tầng hầm và chống thấm tốt cho hố đào sâu và cho tầng hầm
- Khi thi công tường trong đất, phải dùng Bentonite thích hợp để tránh sạt lở hố đào. Nếu nền đất loại cát nhỏ và cát pha bão hòa nước thì phải dùng loại Bentonite đặc biệt có dung trọng d = 1.15g/cm3
- Phải thực hiện nghiêm túc qui trình thi công bêtông để đảm bảo chất lựơng , tránh khuyết tật và bêtông xấu. Phải có giooăng chống thấm tốt giữa các barét, và chất lượng bêtông tốt ,đặc chắc với mác ≥300 của từng barét thì mới đảm bảo chống thấm tốt cho công trình ngầm .
- Khi mặt bằng hẹp thì có thể dùng phương pháp chống đở bằng khung thép hình, bằng phương pháp Tops down toàn phần để đảm bảo ổn định cho tường tầng hầm .Khi mặt bằng tầng hầm lớn thì có thể dùng phương pháp Tops down từng phần hoặc dùng neo trong đất để ổn định tường tầng hầm .
Khi dùng phương pháp Tops down , phải chú ý đặt ống vách tạm thời khi đổ bêtông dưới cốt đáy tầng hầm cuối cùng ( sâu nhất) ít nhất là 2m và hàn cố định thanh thép hình (Kingpods)vào khung lồng cốt thép của cọc khoan nhồi, hoặc tốt nhất là cọc Barét đến 1/3 chiều dài cọc để đảm bảo bê tông tốt cho cọc và định vị chính xác cho thép hình (Kingpods).
- Khi bơm hút hạ mực nước ngầm phải chủ ý đảm bảo ổn định của các công trình lân cận.
- Phải kiểm tra chất lượng bê tông (tốt nhất là dùng phương pháp sonic) đầy đủ số lượng theo tiêu chuẩn (≥25 %) để phát hiện được các khuyết tật bêtông (nếu có ), có biện pháp xử lý kịp thời .
B. Về mặt quản lý :
Cần cân nhắc khi cấp phép cho việc xây dựng công trình ngầm trên nền đất yếu trong các đô thị, nhất là các công trình ngầm có chiều sâu trên 10m, hoặc nhà cao tầng có 3 tầng hầm trở lên.
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc đấu thầu hoặc chỉ định thầu để chọn được các pháp nhân khảo sát, thiết kế và thi công có đủ năng lực về nhân sự, về trang thiết bị, về trình độ và kinh nghiệm, về thành tích tốt trong quá khứ để đảm bảo chất lượng công trình, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Phải nghiêm túc thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số 07/2007/CT.BXD về tăng cường quản lý chất lượng và bảo đảm an toàn khi xây dựng tầng hầm nhà cao tầng. Có 2 vấn đề phải đặc biệt chú ý:
- Phải có tư vấn độc lập đủ trình độ và kinh nghiệm thẩm định thiết kế, biện pháp thi công phần ngầm của công trình để đảm bảo chất lượng và an toàn. Ví dụ: các chuyên gia đầu ngành về địa kỹ thuật, về kết cấu công trình và về thi công).
- Phải đảm bảo chất lượng và an toàn không những cho bản thân công trình mà phải đảm bảo an toàn và ổn định cho các công trình lân cận.
Tóm lại: trên đây là những bài học kinh nghiệm giúp cho những nhà quản lý, các nhà tư vấn, các nhà thầu và những ai quan tâm đến công việc khảo sát, thiết kế và thi công các công trình ngầm và tầng hầm nhà cao tầng đảm bảo chất lượng và an toàn. Chúng tôi xin phép nêu lên để mong được bạn đọc tham khảo.

GS.TSKH Nguyễn Văn Quảng
KS. Nguyễn Tráng
Công ty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á

Thumbs up Kinh nghiệm vì sao xây dựng xây dựng nhà ở nên khoán gọn

Đây là bài mình đọc được trên sài gòn tiếp thị gởi các bạn tham khảo, có thiếu sót mong bỏ qua

Khổ khi không chịu khoán

Bà Lan Phương, chủ một căn nhà ba tầng lầu xây từ hai năm trước trên đường Phổ Quang, Phú Nhuận kể: “Nói đến xây nhà tôi còn rùng mình. Tôi thuê kiến trúc sư thiết kế, theo bản vẽ đó tôi thuê thầu xây nhà và tự mua sắm vật tư. Thực ra ban đầu tôi có gọi khoán.
Người ta đưa ra giá khoán gọn là 950 triệu đồng, thời giá hồi đó. Tôi đi hỏi người quen và chẳng biết lúc tính như thế nào mà thấy rẻ hơn được đến 30 triệu. Thế là tôi không khoán nữa mà tự mình đi lo vật tư. Cuối cùng thì phát sinh nhiều hơn số tiền mà mình tính sẽ tiết kiệm được”.


Nhưng thiệt hại nhiều nhất là thiệt hại về thời gian.
Bà Lan Phương nói: “Đến lúc chọn thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát cho phòng vệ sinh và hệ thống đèn trong nhà thì tôi thật sự bị ngợp. Tôi bị ngợp giữa cả trăm mẫu gạch, trăm loại giá và rất nhiều lời khuyên của người bán, của thợ, lời khuyên nào cũng có vẻ có lý. Sáng chọn gạch màu xanh, trưa đổi sang màu hồng, chiều tối lại thấy màu nâu mới hay. Có những lúc tôi phải quyết để cho công việc xong. Bây giờ nhìn lại, thấy phòng vệ sinh nhà mình tốn rất nhiều tiền mà lại không đẹp và bất hợp lý nữa. Chẳng lẽ lại đục lên làm lại?”.

Phải biết rõ tiến độ
Đó là một trong những khó khăn mà các chủ nhà thường gặp phải khi xây nhà. Cũng có những chủ nhà có kinh nghiệm hơn hoặc gặp được người tư vấn rành việc nên biết xử lý công việc trong giai đoạn hoàn thiện. Ông Ngô Đăng Cường, chủ nhà số 100 Nguyễn Thanh Tuyền, phường 2, quận Tân Bình kể: “Lúc mới đào móng xây nhà, đổ tấm, ngày nào qua công trường cũng thấy thay đổi, ngôi nhà thành hình dần, thấy công việc rất chạy. Khi ngôi nhà đã xong phần thô, bước vào hoàn thiện lại thấy công việc như chậm hẳn lại vì ngày nào ghé công trường cũng thấy ngôi nhà vẫn có nhiêu đó. Thế là sốt ruột sinh lo lắng, muốn điều chỉnh!
Thực ra, theo tôi, để không bị ảnh hưởng bởi tâm lý này, cần nắm vững tiến độ. Nghĩa là chủ nhà phải có một bảng liệt kê công việc theo thời gian cho rõ ràng, ngày này tuần này ngôi nhà phải làm đến đâu. Từ đó, biết trước việc mình phải làm. Nắm vững được cái này thì sẽ biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, đỡ rối. Thường thường vào cuối năm, nhiều khi thợ thầu cùng giục đẩy nhanh tiến độ, ai cũng muốn phần việc mình nhanh xong, nếu mình không nắm được tiến độ là chồng chéo lên nhau liền”.

Ví dụ mà ông Cường đưa ra là sơn nước, làm lan can, bông cửa và lát gạch. Ông yêu cầu sơn nước làm dứt điểm việc trét ma tít, sơn lót, sơn phủ. Thợ sắt cũng phải hoàn chỉnh việc hàn, sơn lót sơn phủ bông cửa. Sau đó mới lót gạch. Lót xong, thợ sơn chỉ còn việc sơn giặm, hạn chế việc dùng giàn giáo. Ông rút kinh nghiệm này ở nhà một người quen, trong lúc đợi thợ sắt, thợ sơn vì bản thân thợ cuối năm phải làm nhiều công trình, ông thầu đòi cho bên hồ lát gạch trước. Lát xong, thợ sơn vào bắc giàn giáo, thợ sắt vào hàn. Dù cẩn thận đến mấy, sàn gạch cũng bị hư ít viên.

Cần tích cực trao đổi với thầu
Ông Ngô Phước Minh, chủ nhà số 164/16 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8 Phú Nhuận thì chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi làm nhà có kiến trúc sư tư vấn lại khoán gọn từ A đến Z. Dù vậy, là chủ nhà tôi vẫn phải theo dõi công trình và làm những phần việc của chủ nhà đặc biệt là lúc hoàn thiện. Trong khâu hoàn thiện, có ngày có đến cả mấy chục thợ vào làm việc trong nhà mình mà vẫn không thấy rối. Về chuyện vật tư, dù đã khoán, trong hợp đồng có ghi rõ chủng loại vật tư, giá cả nhưng trước ngày thi công, vẫn phải xem tận mắt mẫu gạch, mẫu thiết bị vệ sinh… xem có phù hợp hay không để còn đổi kịp trước lúc giao”.

Ông Minh nói thêm: “cái quan trọng với tôi là bố trí phòng, mình phải trao đổi với kiến trúc sư để biết trước công việc, để đến khi thi công không phải sửa đổi. Ví dụ như phải hình dung giường nằm ở đâu, công tắc điện ở đâu, chỗ nào cần giắc cắm cho điện thoại, cho máy tính nối mạng… Quá trình trao đổi với kiến trúc sư có thể có ý kiến khác nhau, phải xét kỹ theo ý mình nhưng khi gút, nên nghe theo người có chuyên môn vì mình tuy gọi là có kinh nghiệm cũng chỉ xây vài ba căn nhà, đâu thể nào bằng người chuyên đi xây nhà và đã xây đến hàng trăm căn”.

Kinh nghiệm xây dựng nhà ở

Kinh nghiệm xây dựng nhà ở

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất và phải đảm bảo quy định quản lý chất lượng xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng do Bộ Xây dựng ban hành. Các hộ gia đình khi xây dựng nhà riêng lẻ hoặc các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà riêng lẻ phải tuân theo.

 Thiết kế và thi công xây dựng nhà phải là những đơn vị có đủ năng lực hành nghề, năng lực hoạt động trong công việc thực hiện, được quy định trong Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-CP với các công trình có tổng diện tích sàn >250m hoặc >3 tầng hoặc có tầng hầm. Với các công trình quy mô nhỏ hơn thì có thể sử dụng mẫu có sẵn và phải có kinh nghiệm, chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm.
Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát xây dựng, thiết kế và thi công xây dựng nhà ở phải có năng lực phù hợp với công việc đảm nhận và phải chịu trách nhiệm trước chủ nhà và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận. Chủ nhà có đủ năng lực thì được tự thực hiện các công việc trên

Về thiết kế và khảo sát hiện trạng, khảo sát địa chất

Khi xây dựng nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2, có từ 2 tầng trở xuống tại nông thôn, chủ nhà nếu không có bản vẽ thiết kế hoặc không lập được bản vẽ thiết kế thì có thể thi công theo mẫu nhà ở đã được xây dựng nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình
Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250 m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong khu di sản văn hóa, di tích lịch sử-văn hóa hoặc trường hợp nâng tầng nhà ở thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hành nghề thiết kế xây dựng là những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 và Điều 54 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
Thiết kế nhà ở phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; kết quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận. phải có giấy phép trước khi khởi công.

Phải tuân thủ quy hoạch
Với thiết kế, phải tuân thủ các quy định chi tiết về thiết kế đô thị của chính quyền địa phương (nếu có) và hướng dẫn của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng về quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, về bố cục công trình, khoảng cách tối thiểu giữa các công trình xây dựng riêng lẻ, khoảng lùi của nhà ở so với lộ giới đường quy hoạch, mật độ xây dựng cho phép, kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở, chiều cao, phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phần nhà được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ. Bảo đảm quan hệ với các công trình bên cạnh và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với nhà ở.

Kiểm tra hiện trạng để tránh tranh chấp

Khi xây dựng, chủ nhà cần kiểm tra ranh giới đất, các vật kiến trúc được xác định trong các giấy tờ về sở hữu đất, đường ống cấp, thoát nước dùng chung để tránh tranh chấp ranh giới đất và quyền sở hữu các vật kiến trúc. Nếu có sai khác giữa sơ đồ đất được xác định kèm theo giấy tờ sở hữu đất với ranh giới thực tế tại thời điểm xây dựng nhà ở, chủ nhà cần phải tổ chức đo đạc, lập bản đồ ranh giới đất ở tỷ lệ 1/200 với hệ tọa độ theo quy định và thông báo cho các chủ hộ liền kề.

Để bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề cũng như làm cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) giữa chủ nhà và với các chủ công trình này, trước khi phá dỡ công trình cũ hoặc trước khi thi công xây dựng nhà ở, chủ nhà cần chủ động phối hợp với các chủ công trình liền kề kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề. Chủ nhà có thể tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp thực hiện việc này. Nội dung kiểm tra hiện trạng công trình liền kề bao gồm: tình trạng lún, nghiêng, nứt, thấm dột và các biểu hiện bất thường khác của công trình liền kề. Kết quả kiểm tra hiện trạng được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng ảnh, bằng phim. Khi cần thiết, tiến hành đo đạc và đánh dấu các biểu hiện hư hỏng trên bề mặt công trình để có cơ sở theo dõi. Kết quả kiểm tra hiện trạng phải được sự thống nhất giữa chủ nhà với chủ các công trình liền kề có sự chứng kiến của đại diện UBND cấp xã hoặc của đại diện tổ dân phố khi cần thiết.

Trường hợp các chủ công trình liền kề, lân cận không cho kiểm tra hiện trạng công trình thì chủ nhà cần báo cáo UBND cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố để yêu cầu các chủ công trình này phối hợp với chủ nhà để kiểm tra. Nếu các chủ công trình liền kề, lân cận vẫn không hợp tác kiểm tra thì chủ nhà vẫn thực hiện việc thiết kế, thi công xây dựng nhà ở. Mọi chứng cứ về hư hỏng công trình liền kề, lân cận do chủ các công trình này đưa ra khi không có sự thống nhất với chủ nhà sẽ không được công nhận khi có tranh chấp xảy ra, nếu có.

Khi phát hiện công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sụp đổ thì chủ nhà hoặc chủ đầu tư phải khẩn trương phối hợp với các chủ công trình liền kề, lân cận xem xét, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục. trường hợp các bên không tự giải quyết được tranh chấp thì báo cáo UBND cấp xã để xử lý theo quy định của pháp luật.


Về thi công xây dựng

Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc các trường hợp sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của nhà thì mọi tổ chức, cá nhân  được thi công nếu có kinh nghiệm đã từng thi công xây dựng nhà ở có quy mô tương tự hoặc thực hiện công việc tương tự. Tổ chức, cá nhân thi công chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường
Đối với nhà ở có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2  hoặc từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở có tầng hầm hoặc thi công nâng tầng nhà ở thì tổ chức thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-Cp.

Chủ nhà có thể giao cho từng nhà thầu thực hiện từng công việc hoặc có thể giao cho một nhà thầu thực hiện tổng thầu hoặc thực hiện theo hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay. Giao kết giữa chủ nhà và các nhà thầu phải được thể hiện thông qua hợp đồng xây dựng xác lập bằng văn bản, đặc biệt đối với các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình


Những kiêng kỵ khi xây dựng nhà ở

Kỵ xây nhà ở đầu núi
Khi xây nhà rất kỵ ở chỗ giao nhau giữa hai quả núi nơi có dòng suối chảy qua bởi vì chỗ này tiềm ẩn nguy cơ núi lở (Mặc dù chỗ này đất đai khá bằng phẳng). Về mặt địa lí, hai quả núi sẽ quây thành hình cánh quạt, do nước ở suối chảy xiết trong nhiều năm sẽ từ từ cuốn đi phần đất cát phía dưới, đặc biệt là phần đất sét phù sa ở những con sông, thực tế rất nguy hiểm.
Những kiêng kỵ khi xây dựng nhà ở
Bạn không nên vì thấy phong cảnh đẹp, giao thong thuận lợi mà chọn mua những ngôi nhà trên mảnh đất hình quạt này. Có nhiều chỗ dù cho phong cảnh đẹp đẽ xong nó tiềm ẩn trong đó nguy hiểm do núi lở hay nước cuốn.
Kỵ gió thổi quá to
Khi bạn đi mua nhà cần đi một vòng xem xét xung quanh để kiểm tra xem môi trường xung quanh có tồn tại điều gì bất cập không. Đầu tiên nên chú ý đến gió. Nếu thấy khu vực gần nhà mình có gió to, mạnh thì không nên mua.
Trong phong thủy học, người ta chú trọng nhất đến những khu vực được coi là “tàng phong tụ khí”, song nếu thế gió nhẹ mà lại nóng thì đó cũng là nơi không nên mua vì không khí sẽ không lưu thong được nhiều. Môi trường lí tưởng nhất để ở đó là nơi có gió thổi nhẹ, không khí trong lành, mát dịu và sảng khoái.
Kỵ tường trắng ngói xanh
Kiến trúc của ngôi nhà tuyệt đối kỵ dùng tường trắng ngói xanh vì những màu này đa số dung trong những linh đường, nhà mồ mả, nhà tưởng niệm…không thích hợp dùng để trang trí những ngôi nhà để ở.
Kỵ làm nhà ở gần chợ
Chợ ở những thành phố lớn vốn dĩ không thích hợp để làm nhà bởi đây là nơi giao thông đi lại hỗn loạn, lúc nào cũng có mùi xú uế của rác thải và ô nhiễm âm thanh do tiếng ồn ào. Nếu sống lâu ở những nơi như vậy, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt đối với biệt thự thì càng phải tránh những chỗ chợ búa như vậy.
Kỵ hình dáng nhà quá đặc biệt
Cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh địa ốc ở nước ta, nhu cầu về nhà ở cũng tăng không ngừng. Tâm lí con người thường thích mình có một cá tính riêng biệt không giống với ai, thế nên kiến trúc sư thường nghiên cứu và thiết kế ra những ngôi nhà đặc biệt mang dấu ấn của chủ nhà.
Dĩ nhiên có những ngôi nhà rất đẹp song cũng không ít ngôi nhà có hình dáng quái dị. Những ngôi nhà này không phù hợp với nguyên tắc của phong thủy, nếu sống trong đó lâu ngày sẽ khiến cho gia chủ cảm thấy không thoải mái hoặc sẽ đem lại vận xấu.
Kỵ tầng một của nhà quá cao
Khi chọn nhà cần quan sát môi trường xung quanh một cách cẩn thận. Nếu ngôi nhà của bạn quá cao, và bốn bên lại không có một chỗ dựa nào thì sẽ không tốt cho phong thủy. Sống lâu trong những ngôi nhà như thế này sẽ khiến bạn có tâm lí cô đơn. Nếu tầng một của nhà bạn quá cao trong khi các tầng khác lại thấp sẽ tạo thành kết cấu không hợp lí.
Kỵ cửa chính quá thấp
Nhà nhỏ mà cửa lớn đương nhiên là bất lợi, song nếu ngày nào cũng đi qua đi lại một cái cửa quá thấp thì cũng không thuận tiện. Độ cao của cửa nhà cũng có độ tiêu chuẩn giống như chiều cao của người trưởng thành. Nếu thấp dưới mức tiêu chuẩn, bạn sẽ phải cúi người để ra vào, không cần nói bạn cũng thấy sự bất lợi ra sao.
Kỵ mái nhà tròn và trong suốt
Trong quan niệm của người xưa thì trời tròng, đất vuông; hình tròn là động, hình vuông là tĩnh. Nhà ở nên tĩnh chứ không nên động. Chính vì thế những ngôi nhà hình tròn chỉ thích hợp để làm văn phòng công ty chứ không thích hợp dùng để ở. Ngoài ra, kiến trúc của những ngôi nhà dùng toàn bằng kính chỉ thích hợp với không gian văn phòng không có sự riêng tư, chứ không thích hợp đối với nhà ở.
Kỵ đất dốc, khí thoát ra ngoài
Ngôi nhà xây trên đất bị dốc tất nhiên là bất lợi, khí sẽ thoát ra ngoài giống như nước chảy vào chỗ thấp hơn. Nếu muốn kiểm tra xem đất có bị dốc hay không có thể quan sát vào hôm trời mưa, xem nước mưa chảy đi đâu hoặc tập trung ở đâu.
Nhà kỵ bị phản ánh sáng
Trong kiến trúc hiện đại, những bức tường bằng kính ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Mặc dù những ngôi nhà này rất đẹp song nó lại tạo ra một sự “ô nhiễm ánh sáng” mới. Nếu bạn dùng kính phản quang để trang trí nhà thì ảnh hưởng của nó lại càng thêm nghiêm trọng, đồ vật hai bên trong nhà sẽ bị nứt. Một thời gian dài phải chịu sự phản quang này sẽ khiến tâm lí người sống trong nhà trở nên khô khan.
Mái nhà kỵ có tháp nhọn
Không nên sống trong những ngôi nhà mà đối diện là mái nhà được thiết kế với những tháp nhọn lớn. Trong một số trường hợp bắt buộc phải dung để bắt song hoặc vì lí do mĩ quan phải xây tháp nhọn thì tốt nhất ta nên sống cách đó khoảng 200m. Nếu tháp đó vừa cao vừa gần nhà mình thì tốt nhất hãy che rèm ở các cửa để tránh bị ảnh hưởng.
Kỵ thiếu ánh sáng
Khi chọn nhà, không những phải chọn những chỗ không khí trong sạch thoáng mát mà còn phải đủ ánh sáng. Ngôi nhà không đủ ánh sáng sẽ khiến âm khí nặng nề, làm cho người sống trong đó một tâm lí bị đè nặng.
Kỵ thiết kế hành lang ở biệt thự
Thiết kế biệt thự thông thường phải mang những đặc sắc riêng, thế nên người ta hay dùng hành lang, tường vây, hòn non bộ…để trang trí. Tuy nhiên trong phong thủy học, trừ những nơi như công viên hay trang viên rộng lớn ra thông thường nên tránh thiết kế hành lang dài và uốn quanh nhà vì hành lang này sẽ làm đứt khí trong nhà. Chính vì thế không nên làm hành lang trong biệt thự.
Nguồn: Phong Thuy Tong Hop

Giải pháp xây dựng nhà ở thấp tầng vùng gió bão từ kinh nghiệm ở Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt nhất trên thế giới, hàng năm phải hứng chịu vô số cơn bão lớn nhỏ. Chính vì điều này, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã nghiên cứu phát triển rất nhiều mô hình nhà ở chống gió bão. Dựa vào kinh nghiệm xây dựng nhà ở gió bão của các nước trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ, hướng dẫn xây dựng nhà ở cho người dân trong vùng gió bão nhằm giảm thiểu những thiệt hại là công việc hết sức cấp thiết hiện nay.
Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn, có diện tích đứng thứ 4 trên thế giới, với lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương; và từ Canada đến Vịnh Mexico. Là quốc gia nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới, do diện tính rộng lớn và có nhiều loại địa hình nên Hoa Kỳ phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Hàng năm người dân Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều trận bão kèm theo sét gây mưa ngập úng, lũ lụt dẫn đến hàng trăm người chết và thiệt hại hàng tỷ đô la. Điển hình là cơn bão Katrina lịch sử đã làm thành phố New Orleans đầy sức sống, được bao bọc bởi hệ thống tường ngăn lũ chạy dài 350 dặm quanh thành phố kết hợp với 10 trạm bơm lớn cũng chìm trong biển nước. Chính vì điều này, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã nghiên cứu phát triển rất nhiều mô hình nhà ở chống gió bão.

Sau cơn bão lịch sử Katrina các nhà khoa học đã phát triển hai mẫu nhà điển hình là Lift House và Katrina Cottage. Nổi bật hơn cả là nhà lắp ghép Katrina Cottage với rất nhiều đặc tính hiệu quả như: kinh tế, gọn nhẹ, xây dựng đơn giản, khả năng tương thích với khí hậu, dễ dàng mở rộng khi có điều kiện kinh tế.

Nhà lắp ráp Katrina Cottage được biết đến với các tên gọi như Modular house, factory-built, panelized, prefab hay pre-fab. Katrina Cottage được phát triển bởi Marianne Cusato. Sau này, nguyên mẫu căn nhà rộng 308 feet do Cusato thiết kế được nhiều kiến trúc sư và các hãng xây dựng phỏng theo để tạo ra hơn 20 phiên bản nhà khác nhau.

Katrina Cottage điển hình nhỏ gọn, khoảng từ 500 feet vuông đến 1000 feet vuông (khoảng 45m2 - 90m2). Trong khi kích thước và sơ đồ mặt bằng có thể khác nhau, Katrina Cottage có nhiều điểm chung. Những căn nhà xinh xắn đều là nhà tiền chế, được cấu trúc từ những tấm ghép được làm sẵn từ nhà máy. Vì vậy, Katrina Cottage được xây khá nhanh và tiết kiệm. Kiểu nhà này rất bền vững, đáp ứng được các quy định xây dựng quốc tế cũng như hầu hết các yêu cầu ứng cứu khi bão lụt xảy ra.
 
 Nhà Katrina Cottage loại 1 tầng hành lang trước, mái hiên tách rời khối nhà chính
Nhà Katrina Cottage:
1- Chủ yếu là nhà một tầng
2- Hành lang phía trước
3- Những chi tiết: chống cột, dầm chia (công-xon) được hoàn thiện chắc chắn
4- Ván ghép chống mối mọt
5- Nắm cửa, mái nhà bằng thép
6- Tường khô chống ẩm mốc
7- Thiết bị tiết kiệm năng lượng

Qua các kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà ở vùng gió bão của Hoa Kỳ, chúng ta có thể rút ra một số điểm chung nhất nhằm ứng dụng trong công tác thiết kế và xây dựng nhà ở vùng gió bão với điều kiện của Việt Nam. Đó là mẫu thiết kế dựa theo theo kinh nghiệm xây dựng save-room (phòng an toàn) trong ngôi nhà vùng gió bão. Phòng an toàn phát triển thành lõi cứng 2 tầng, diện tích mỗi tầng 23,07 m2, và được xây dựng tuân theo các giải pháp cụ thể sau:

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH\

- Tận dụng địa hình, địa vật nhằm thay đổi tốc độ, hướng gió để giảm bớt tác hại của gió đến công trình hoặc trồng cây quanh nhà để chắn gió bão cho công trình.
- Trong điều kiện cho phép, người xây dựng nên lựa chọn nền đất tốt làm nền móng giúp căn nhà thêm vững chắc, vị trí xây dựng cao, an toàn tránh nước ngập lụt và các luồng nước chảy.
- Làm nhà tập trung thành từng khu, trong khu bố trí các nhà nằm so le với nhau và không nên làm nhà tại các nơi trống trải, giữa cánh đồng, ven làng, ven sông, ven biển, trên đồi cao hoặc giữa 2 sườn đồi, sườn núi.
GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC

Ngôi nhà lõi cứng có tính an toàn cao so với nhà trong vùng gió bão, phương án đề xuất có phòng vệ sinh khép kín và có bể chứa nước trên tầng 2 nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khi gặp lũ dâng cao trong mùa gió bão. Thành phần ngôi nhà bao gồm phần lõi cứng và phần phát triển thêm (phần nhà tạm).
 
 Nhà Katrina Cottage loại nhà 2 tầng mái hiên tách rời khối nhà chính
 
 
 
- Lõi cứng: (bộ phận cố định) xây 2 tầng với cột bê tông cốt thép 220x220, tường xây gạch, sàn và mái đổ bê tông tại chỗ. Nền móng phải đảm bảo đủ sâu để chống chọi với những ảnh hưởng của xói mòn; đủ mạnh để chống lại sóng, nước lụt và lực của mảnh vụn bay; đủ khả năng truyền sức gió và tác động của địa chấn ở tầng cao hơn xuống móng công trình. Phần lõi cứng là bộ phận kiên cố của ngôi nhà có tác dụng làm nơi trú ẩn khi gặp gió bão. Giải pháp làm 2 tầng để khi ngập lụt thì tầng 2 có thể làm nơi tránh ngập với vệ sinh và bể nước vẫn đảm bảo được sinh hoạt của người dân. Những nhà dân không có điều kiện kinh tế làm khung bê tông và tường gạch vẫn có thể làm khung cột gỗ hoặc gỗ ván làm tường nhưng phải được xử lý chống mối mọt tự nhiên hoặc được xử lý trước nếu tiếp xúc gần với đất.

- Phần nhà tạm: đây là phần tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và mức độ sử dụng của người dân, phần này chủ yếu là sử dụng vật liệu địa phương rẻ tiền. Thiết kế mẫu  cũng đưa ra 4 phương án mặt bằng, để người dân có thể lựa chọn xây dựng. Phần nhà tạm phải tuân thủ nguyên tắc xây dựng: các bộ phận kết cấu phải được liên kết đúng thành một khối liên tục, từ kết cấu mái cho tới móng. Hệ khung mái được neo vào với nhau, và được neo vào tường đỡ. Các bức tường cần giằng lại và có đủ độ cứng để chịu được tải trọng, bảo đảm tính liền khối của việc neo giữ từ lớp bao che.

Do đời sống chưa cao, việc xây dựng một căn nhà đáp ứng các nhu cầu tối thiểu và đảm bảo an toàn trong vùng gió bão  là một vấn đề. Để giải quyết cần phải chọn quy mô hợp lý và sử dụng các loại vật liệu xây dựng dễ tìm, các loại cấu kiện có thể được tiêu chuẩn hóa và gia công đồng loạt tại các xưởng với giá thành thấp, biện pháp thi công đơn giản... Có như vậy việc xây dựng nhà ở cho người dân vùng bão mới có thể diễn ra một cách nhanh chóng và đồng loạt. Ngoài ra, thiết kế cần  tính đến thẩm mỹ của công trình, tạo nên phong cách thẩm mỹ đặc trưng riêng của khu vực.
TS -KTS Lê Thị Bích Thuận - ThS.KTS Lê Phong Lan
Theo Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam số 12/2012
  


 





 

1 comment:

  1. mình thấy bài viết bên bạn rất hữu ích, nếu co nhu cầu mogn được hợp tác cùng anh chị, bên mình là công ty xây dựng hoàng tâm phát giá thành rẻ nhất tp hcm chuyên thi công tất cả hạng mục xây dựng uy tín tại miền nam.liên hệ mr tuấn anh 0337836472

    ReplyDelete

Lên đầu trang